Phong thủy Lạc Việt

Kiêng kỵ khi tìm đất và dựng nhà của người Nhật

Về nước ở quanh nhà: Nước từ phía đông chảy đến rồi chảy đi theo hướng tây nam, là cái lợi nhất. Thanh long thủy đưa các ổ khí để cho Bạch hổ rửa sạch, thì chủ nhà không bị ốm đau vì nhiễm phải khí xấu, tâm tình nhàn nhã, vui vẻ. Do đó phải uốn nắn dòng chảy ở ngoại vi nhà ở.

Nếu như từ hướng bắc chảy xuống thì phải làm cho dòng chảy rẽ sang phía đông rồi mới chảy sang phía tây. Dĩ nhiên, cứ để chảy theo hướng bắc nam cũng không xấu, lấy âm hội dương, vẫn phù hợp với lí lẽ của phong thủy.

Ngoài ra, chỗ đất mà nước chảy quanh gọi là bụng rồng là đất lành.

Kiêng ở vào chỗ lưng rồng vì đó là đất xấu.

Về cây cối quanh nhà: Xung quanh nơi ở nên trồng cây để trở thành đất có đầy đủ bốn thần.

Nước từ chỗ ở chảy về đông là Thanh long, nếu không có dòng chảy thì có thể trồng chín cây liễu để thay Thanh long.

Phía tây có đường lớn là Bạch hổ, nếu không có đường thì phải thay bằng cây thù.

Phía nam có ao đầm là Chu tước, nếu không có ao đầm, phải thay bằng chín cây quế.

Phía bắc có Huyền vũ, nếu không có núi, phải trồng ba cây khoai để thay Huyền vũ.

Vậy là có mặt đủ bốn thần cư ngụ ở đây, đảm bảo có phúc lợi, không ốm đau, sống lâu.

Trước khi dựng nhà, người Nhật đều mời thầy xem phong thủy, phải cử hành nghi thức địa trấn sát trước khi khởi công.

Trước khi làm lễ, cắm bốn cành trúc còn cả lá ở bốn góc nền, ở chính giữa thì cắm thần li để làm nơi cúng tế. Sau đó, thỉnh thần chủ trừ yêu, tuyên đọc lời mừng và chôn hình nhân nhỏ bằng sắt và dao kiếm để loại bỏ điều dữ. Nhà sắp làm xong phải làm lễ thượng lương, trên nóc cắm một cây quạt để mời thần giáng lâm, lại dựng cung tên để bắn ma quỷ.

Kiêng ngày xấu của người Nhật

Người Nhật chú ý ngày tốt kiêng ngày xấu. Trên rất nhiều loại lịch ở Nhật, từ ngày thứ hai đến ngày thứ bảy đều ghi cát hung ở dưới hoặc ở bênh cạnh, như Đại an, Hữu dẫn, Tiên thắng, Xích khẩu, Tiên phụ, Phật diệt… Đại an, nghĩa là rất bình yên, là ngày Hoàng đạo, mọi sự điều tốt. Hữu dẫn, tức là ngày tốt một nửa, ban ngày xấu, ban đêm tốt, ngày này dứt khoát không được cử hành tang lễ, đề phòng linh hồn người chết dẫn bạn bè xuống âm phủ. Tiên thắng, tức là đến trước thì thắng, ngày hôm đó làm gì cũng phải tranh thủ làm trước. Tiên phụ, tức đến trước thì thất bại, ngày hôm đó làm việc phải thong thả, không được xuất đầu lộ diện. Ngày này, buổi sáng tốt, buổi chiều xấu, đến trước có thể thua cuộc. Xích khẩu, nghĩa là miệng vết thương đầy máu tươi, phải đề phòng xảy ra máu chảy. Ngày này sớm tối đều xấu, nhưng từ chín giờ sáng đến ba giờ chiều thì tốt. Phật diệt là ngày cực xấu, mọi người đều không được như ý, phải tránh ngày này.

Kiêng gió thổi vào mộ

Người Trung Quốc xưa tin rằng: “Trong phần mộ không có gió, khí sẽ  không thoát ra, khiến thi thể yên ổn, ngàn năm không mục rữa. Ngược lại, nếu khí thoát ra, sâu bọ sẽ cắn nát thi thể, người chết thể phách không yên, họa đến cho con cháu”.

Kiêng chọn ngày xây nhà thời Tống (Trung Quốc)

Thời Tống, người dân cho rằng: Xây dựng nhà cửa có nhiều điều kiêng kỵ, phải chọn ngày lành tháng tốt, nếu không, sẽ bị tai họa. “Di Kiên chí” đã chứng minh cho điều kiêng kỵ này là đúng khi chép: Nam Tống, Hồng Hi nguyên niên (năm 1174), Vương Ngũ Thất là người xã Tân An, Phiên Dương làm nhà, có thầy phong thủy tên Tư Nhỡn nói rằng, chọn ngày không tốt, phạm sát (động vào hung thần), bất lợi cho chủ nhà. Vương Ngũ Thất không nghe, bị ngã chết. Từ đó, không còn ai dám phạm sát nữa.

Thời Tống, người dân cho rằng: Xây dựng nhà cửa có nhiều điều kiêng kỵ, phải chọn ngày lành tháng tốt, nếu không, sẽ bị tai họa. “Di Kiên chí” đã chứng minh cho điều kiêng kỵ này là đúng khi chép: Nam Tống, Hồng Hi nguyên niên (năm 1174), Vương Ngũ Thất là người xã Tân An. Phiên Dương làm nhà, có thầy phong thủy tên Tư Nhỡn nói rằng, chọn ngày không tốt, phạm sát (động vào hung thần), bất lợi cho chủ nhà. Vương Ngũ Thất không nghe, bị ngã chết. Từ đó, không còn ai dám phạm sát nữa.

Kiêng kỵ về xây nhà dưới thời Đường (Trung Quốc)

Thời nay, người ta thường lấy họ ghép với phương vị về nhà ở để căn cứ vào đó mà dựng nhà. Chẳng hạn họ Trưng, họ Vương thuộc loại Thương. Những người này làm nhà không được mở cửa hướng Nam vì phương Nam thuộc hỏa. Hỏa họ Thương thuộc kim, trong ngũ hành hỏa xung khắc kim, nhà sẽ bị cháy rụi.

Kiêng kỵ về địa hình thời Đường

Thời Đường, người ta quan niệm “tam cát ngũ hung” và cho rằng:

Thủy cố - dụng xấu – ngũ hung gồm:

+ Bạo (chảy ào ào)

+ Liêu (chảy lênh láng)

+ Trọc (đục ngầu)

+ Lại (chảy xiết)

+ Than (chảy xối xả)

Sơn có 5 dụng xấu:

+ Đồng (trọc)

+ Đoạn (đứt đoạn)

+ Thạch (đá)

+ Quá (vượt quá hình thể)

+ Độc (đơn côi)

Địa thế có ngũ hung:

+ Cát đụn đá chồng

+ Lũng sâu nước cạn

+ Cao nhọn chênh vênh

+ Lõm sâu nước đọng

+ Lộ liễu điêu linh

Thôn xóm có ngũ hung:

+ Ao đầm tù hãm

+ Đồng ruộng chật hẹp

+ Mương hố nước đọng

+ Sa ghềnh nước réo

+ Soi bãi chuyển dịch

Sơn thủy có ngũ hung:

+ Núi cao nước dốc

+ Núi ngắn nước thẳng

+ Núi dựng đứng nước bị cắt

+ Núi rối rắm nước chảy lung tung

+ Núi lộ ra hết nước chảy đi

Âm dương có ngũ hung:

+ Dương phát âm hành

+ Âm lai dương tú

+ Âm kiềm dương lưu

+ Âm lưu dương triệt (đứt đọan)

+ Âm - một (biến mất)

Sách “ngũ quỷ khắc ứng” thì cho rằng:

+ Hình như cờ rủ, không hẹn ngày về.

+ Chân co đầu ngoảnh lại, phát tích ở nơi khác.

+ Hình như trăng lưỡi liềm: tù đày cầm cố.

+ Hai sừng không nhọn: cửa vào không ra

+ Hình như vua nằm: mồ côi góa bụa

+ Đuôi rũ không vẫy: vậy là thế ngắn

+ Chặn ngang như cánh cung: cả đời khốn cùng

+ Hình như chữ y: lập thân không ra gì

+ Hình như thuyền lật úp: chết bởi vết thương

 

Tác giả: Phạm Minh Thảo biên soạn

Nguồn: Nhà xuất bản Văn Hóa Thông Tin

 

Bài viết khác