Phong thủy Lạc Việt

Những điều kiêng kỵ về khí đối với nhà ở

Khí từ phương bắc đến, thì nhà được sinh, người trong nhà được thấm cát khí (khí lành).

Khí lấy đường cái bên ngoài nhà ở để xem xét, nếu đường cái đâm thẳng vào nhà thì gọi là lai mạch (mạch đến), nếu đường đi ngang qua trước nhà thì gọi là giới thủy. Lại lấy phương vị bát quái đặt tên cho khí, có càn khí, khôn khí v.v… Nhà ở nếu được vượng khí của trời, quy khí của đất, chắc chắn phú quý.

Nhà cửa mới nhưng sắc khí ảm đạm, nhà ấy sẽ lụi bại.

Nếu hào quang là lửa kèm theo khói, tất chủ hỏa tai (cháy nhà).

Nếu khí đen bàng bạc như sương, như khói, đất bị hoành họa (tai họa ập đến).

Nếu khí trắng đầy nhà như khói nhạt, nhà ấy nhất định có tang tóc.

Hỉ khí quyện lẫn hắc khí thì điều may sắp hết, điều rủi đến.

Nếu là khí trắng, tất có chuyện phải mặc áo tang.

Trong khí đen đã có thoáng chút màu sáng, là tai họa sắp đến.

Khí trên nóc nhà có màu đỏ, trắng, đen, xanh v.v… Hễ nóc nhà có khí màu tía, là phiếm tài, có màu trắng là không giữ được cửa; màu đen là trong nhà có người phạm pháp.

Kiêng kỵ về âm trạch bằng bùa phép

Trong tướng địa, đặc biệt là vể âm trạch, nếu có triệu chứng hung họa, hoặc đã xảy ra chuyện không hay người Trung Quốc xưa thường có một số biện pháp cứu vãn, biến hiểm nguy thành yên ổn, biến hung thành cát. Bắc Chu, tại “cảnh tử sơn tập – “tiểu viên phú” người thời ấy cho rằng có thể: “dùng mai thạch trấn trạch thần, dùng gương soi trấn sơn tinh”, “thạch” và “kính” (gương) ở đây dùng để tránh tai họa.

Thông thường, người ta dùng bùa yểm, vẽ bùa lên thân cây đào, mận, hạnh, hoặc vẽ bùa trên giấy đeo vào người, hoặc treo trước nhà, hoặc để trong nhà, hoặc chôn dưới đất, để trừ họa.

Bùa ngũ nhạc trấn trạch, chia làm trung, đông, tây, nam, bắc, gồm năm lá bùa. Nếu gia trạch bất an, hoặc hung thần tà quỷ gây rối, thì dùng bùa này để trấn, các tà ma không dám đến gần.

Bùa trấn trạch thập nhị niên thổ phủ thần sát, gồm 12 lá: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi. Nếu tu tạo nhà cửa phạm thổ hung thần, thì dùng ván gỗ cây đào vẽ bùa, đặt ở chỗ phạm.

Bùa trấn tứ phương gồm bốn loại bùa: Hợi Tý Sửu, Tỵ Ngọ Mùi, Thân Dâu Tuất, Dần Mão Thìn. Nếu ngộ phạm tam sát hung thần phải vẽ bùa lên ván gỗ cây đào đặt ở chỗ phạm.

Bùa tam giáo cứu trạch, gồm 8 lá chia theo bát quái, khi tai họa trong nhà không chấm dứt, thì dùng bùa này.

Ngoài ra, còn có một số bùa khác như bùa trấn hành niên kiến trạch thần, bùa trấn bát vị quái hào nghịch thần, bùa trấn phân phòng tương khắc thần, bùa trấn nguyên không trang quái vị tu thần, bùa trấn tứ lân khởi thổ tu tạo ngộ phạm ngã gia thổ phủ hung thần, bùa trấn tứ quy mộ phạm thổ vương sát thần, bùa trấn tà thần tà khí tác quái trong nhà, bùa làm lợi cho kinh doanh, bùa phù hộ cho lợn hay ăn chóng lớn v.v…

Đa phần bùa đều được vẽ bằng son lên gỗ đào, kích thước miếng gỗ theo quy định rộng một thước hai, khớp với 12 tháng; cao một thước hai, khớp với 12 giờ, tổng cộng 24 khí. Mặt ván vẽ hình, hoặc chỉ viết mỗi chữ “thiện” hoặc “phúc”.

Viết xong, phải chọn giờ treo lên. Nếu là chữ “Thiện” thì treo vào giờ Thìn ngày mồng 8 tháng 4.

Còn có cách trấn bằng viết trên tảng đá cụ thể như sau: khi nhà cửa xung với miếu thờ thần, đình chùa, người ta viết trên tảng đá hai chữ “Ngọc thanh”.

Nếu nhà bị trộm cướp, viết trên tảng đá hai chữ “Ngọc đế”.

Nếu miếu vũ, phòng tích xung với nhà, thì viết trên tảng đá hai chữ “Nhiếp khí”.

Nếu đường đi xung với nhà, thì viết trên tảng đá hai chữ “Thái sơn”.

Nếu nóc nhà hàng xóm chĩa thẳng vào nhà mình, thì viết trên tảng đá hai chữ “Càn nguyên”.

Ngoài ra, còn có “kim cương”, “thiên thông”, “càn cương mậu kỷ”, “thiên phùng thánh hậu”… những tảng đá này nặng từ 50 cân đến 100 cân, là đá xanh hoặc đá đỏ thì lành. Nếu là đá của Thái Sơn thì cao bốn thước tám tấc, rộng một thước hai tấc, dày bốn tấc. Người ta thường chôn đá xuống đất sâu tám tấc, chôn vào giờ Dần ngày ngũ long, ngũ hổ. Ngoài ra, nếu phạm đất Hổ Khẩu, Hổ vĩ, Thái tuế, thì dùng đá của Thái Sơn trừ tà.

Không chỉ trấn bằng bùa, bằng viết trên đá, người ta còn dùng cách chôn vật xuống đất. Cụ thể chôn hình nhân bằng gỗ, hình súc vật, trong đất. Có thể đắp hình nhân bằng đất hoặc bùn. Đất dùng làm phép không phải đất thông thường, mà là đất tường thành, đất bếp, đất nơi mộ cổ. Nước cũng không phải nước thông thường mà là nước giếng cổ, nước tắm. Có khi người ta còn chôn chuột, móng ngựa, da rắn, tiết lợn, xương hổ v.v… chôn sâu một thước hai tấc với niềm tin sẽ tránh được tai họa.

Đặc biệt người ta còn sử dụng gương, thường là loại gương bạch hổ. Nếu cổng xung với nhà lầu, âm miếu, chùa chiền, cột cờ, tháp bằng đá, thì treo gương trên cổng (cửa) để trấn. Hoặc người ta dùng phép trát tường bằng đất nhão, lấy đất bếp, đất phổ, đất mộ cổ, đất giữa lòng đường, xương sọ chó đốt thành than, đất lấy ở phương Tuế Đức, nhào lẫn với nhau theo một tỷ lệ rồi trát lên tường, dán bùa lên chỗ trát này.

Kiêng kỵ theo 12 vị thần tháng

Theo quan điểm của người Trung Quốc cổ xưa, 12 trực ứng với 12 tháng, do 12 vị thần cai quản. Các vị này có thể ứng với điềm xấu (hung) nên muốn yên ổn phải kiêng kỵ một số việc. Chẳng hạn:

Kiến: Nói chung trực kiến là ngày tốt, nhưng việc xây cất, động thổ chưa nên.

Trừ: Ngày nay, bỏ cái cũ, đón cái mới, là cát, nhưng có ít việc thích hợp.

Mãn: Chỉ nên cúng lễ, cầu xin, việc khác không tốt, đặc biệt là việc nhậm chức, việc cưới xin, không nên vào ngày trực mãn.

Định: Nên ăn tiệc, hội họp, bàn bạc, kiêng chữa bệnh, kiện tụng, cử tướng xuất quân.

Chấp: Nên tu tạo, trồng trọt, săn bắn, kỵ dời nhà, đi chơi, mở cửa buôn bán, xuất tiền của.

Pháp: Muôn việc bất lợi, chỉ có thể làm việc phá dỡ nhà cửa.

Nguy: Muôn việc đều hung.

Thành: Nên bắt đầu kinh doanh, nhập học, kết hôn, nhậm chức, dọn nhà mới, nhưng không nên tố tụng.

Thu: Thu có nghĩa là chung kết sự việc, đo đó thu hoạch hoa màu, ngũ cốc, dựng kho tàng, cất chứa của cải, săn bắn v.v… thì có lợi, nhưng bắt đầu công việc mới không có lợi, kỵ du lịch, kỵ tang lễ.

Khai: Kết hôn, bắt đầu kinh doanh, bắt đầu công việc mới đều tốt, nhưng đào đất, chôn cất người chết, săn bắn, đẵn gỗ và những công việc không sạch sẽ khác đều rất xấu.

Bế: Nói chung vạn sự hung.

Việc cát hung của 12 trực theo cách sắp xếp tạo ra từng cặp hai chữ một: kiến trừ, mãn bình, định chấp, phá nguy, thành thu, khai bế, rồi theo nghĩa từng chữ mà nhận định cát hung. Ngày xưa, trong việc coi ngày, người Trung Quốc xưa rất quan tâm tới sự kiêng kỵ này vì họ cho làm như vậy để tránh rủi ro.

Nguồn: NXB Văn hoá thông tin

Bài viết khác