Phong thủy Lạc Việt

Tin tức & sự kiện

Phong Thuỷ Lạc Việt trong thiết kế nhà riêng Thầy Thiên Sứ (P1)

Ở bài viết về dịch vụ Tư vấn thiết kế nhà theo phong thuỷ đã có trình bày: Kiến thức phong thủy và kiến trúc hiện đại hoàn toàn không hề có mâu thuẫn như nhiều người lầm tưởng. Nhưng nếu chỉ sử dụng kiến thức của kiến trúc và xây dựng hiện đại thì người kiến trúc sư sẽ thiết kế dễ hơn rất nhiều. Vì họ không bị buộc phải tuân thủ một số tiêu chí, và quy định bởi kiến thức phong thủy vốn khá chặt chẽ. Nhưng trong trường hợp này, nếu phạm phải những tiêu chí xấu trong phong thủy thì gia chủ, hoặc người thân của họ có thể gặp phải những điều không may mắn có thể tiên tri. 

Phong Thủy Lạc Việt là sự hiệu chỉnh và đã xác định cái gọi là bốn trường phái trong cổ thư chữ Hán thực chất là 4 yếu tố tương tác căn bản trong Phong thủy:

  • Loan Đầu: Cấu trúc môi trường thiên nhiên chung quanh ngôi gia với những quy luật tương tác được mô hình hóa và ảnh hưởng đến ngôi gia, có thể tiên tri. 
  • Dương trạch hình lý khí: Cấu trúc hình thể ngôi gia, bao hàm những cơ sở của Dương trạch Tam yếu. Tức là hình thể ngôi gia, bên ngoài và bên trong. Ảnh hưởng của những quy luật tương tác của yếu tố này với con người sống trong ngôi gia có tính quy luật có thể tiên tri.
  • Bát trạch Lạc Việt: Ảnh hưởng của địa từ trường trái đất lên con người thông qua ngôi gia.
  • Huyền Không: Ảnh hưởng của sự vận đông các hành tinh gần gũi trái Đất lên ngôi gia vào thời điểm xây cất và nhập trạch.

Những trường phái này theo mô tả trong các bản văn chữ Hán là những phương pháp tách rời, ứng dụng một cách độc lập và không có sự liên hệ với nhau. Nội dung của các trường phái này đều có những yếu tố mơ hồ về khái niệm, mâu thuẫn với nhau và có lịch sử ra đời muộn nhất là phái Huyền Không vào thế kỷ XV AC và hoàn thiện vào thế kỷ XIX AC. Sớm nhất là Bát trạch vào thế kỷ thứ II BC.

Địa Lý Lạc Việt coi đây là sự phát hiện riêng phần trong lịch sử Hán hóa các tri thức Việt khi sụp đổ ở miền nam Dương tử và xác định đó chính là bốn yếu tố tương tác với những hệ quy chiếu riêng và là hệ quả thống nhất của thuyết Âm Dương Ngũ hành. 

Sự ứng dụng một cách thống nhất và có hệ thống cả 4 yếu tố tương tác này trong kiến trúc nhà ở của Chuyên gia Thiên Sứ sẽ là một minh họa cụ thể cho quan niệm trên. Và đương nhiên, nó không phải là duy nhất. Từ đó, chứng tỏ rằng Để thực hiện một phương án phong thủy, dù chỉ cho một ngôi nhà ở, cũng cần đến một sự tính toán, tham chiếu hết sức phức tạp như thế nào.

Hãy cùng phân tích với từng yếu tố bên dưới.

Hà Đồ trong văn minh Lạc Việt

Trước khi phân tích, chúng ta cùng điểm lại vài nội dung về Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc để tiện so sánh.

Danh xưng phong thủy Lạc Việt là hệ quả của sự hiệu chỉnh từ nguyên lý căn để cho toàn bộ hệ thống ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành (nhân danh nền văn hiến Việt trải gần 5000 năm lịch sử, một thời huy hoàng ở bờ nam sông Dương tử). Đó chính là Hà Đồ phối Hậu thiên Lạc Việt so sánh với nguyên lý căn để được ứng dụng trong cổ thư chữ Hán là Lạc Thư phối Hậu Thiên Văn vương.

Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư
Hậu thiên bát quái Văn Vương phối Lạc thư
Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt
Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt

Những luận cứ có tính hệ thống và nhất quán chứng minh Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt chính là nguyên lý căn để đích thực trong tất cả mọi phương pháp ứng dụng của thuyết Âm Dương ngũ hành.

Sự thay đổi nguyên lý căn để này đã dẫn đến sự phục hồi những yếu tố căn bản cấu thành thuyết Âm dương ngũ hành. Nó giúp giải thích và phục hồi những giá trị đích thực của Lạc thư hoa giáp, hiệu chỉnh Tử Vi Lạc Việt và hợp nhất một cách hoàn chỉnh những nội dung rời rạc, thất truyền và sai lệch trong cổ thư chữ Hán của ngành phong thủy.

Môi trường cảnh quan nhà của Thầy Thiên Sứ (Yếu tố Loan Đầu)

Đặc điểm ngôi nhà: 

  • Diện tích đất xây dựng là 127 mét vuông.
  • Hướng Tuất, Tọa Thìn. Nằm ở khúc quanh bên sông Sài Gòn, Bên kia sông là khu du lịch Bình Quới gần cư xá Thanh Đa nổi tiếng một thời.

Vị trí ngôi nhà trong cảnh quan này, được thể hiện màu đỏ, lớn hơn tỷ lệ thật cho dễ nhìn, trong bản vẽ dưới đây:

Phân tích yếu tố Loan Đầu-1
Vị trí nhà của thầy Thiên Sứ

- Theo quan niệm về  Khí của Địa Lý Lạc Việt, thì ở vị trí ngôi nhà này hoàn toàn bất lợi về Âm khí. Âm khí vượng và tụ lại từ địa danh Vườn Lài đến phía dưới cầu Thanh Đa trên bản đồ và ở mé bên trái sông Sài Gòn, trừ bán đảo Thanh Đa (Bán đảo Thanh Đa là vị trí suy khí nặng). 

- Tuy nhiên bù lại thì chính hai cây cầu Bình Lợi và Bình Triệu đã dẫn khí vào khu vực ngôi nhà.

- Vị trí căn hộ được thế Thanh Long, Bạch hổ cân đối, còn hậu sơn có vấn đề bởi vì dòng sông uốn quanh sau nhà. Nhưng xét tổng quan về hình thể thì đây vẫn là một thế đất xấu. Bị phạm cách "Thượng sơn hạ thủy" (Trên núi ngậm nước), cho tất cả những ngôi gia có hướng Bắc, Tây Bắc tọa Nam, Đông Nam - nếu như không khắc phục được hiện trang này thì hậu vận rất phiền phức.

- Mặc dù từ sau nhà Thầy ra đến bờ sông còn cả 300-400m. Tuy nhiên, với những ngôi gia có hướng Nam, Đông nam thì không phạm cách này, nhưng lại nghịch Long hổ, cũng không thật tốt.

- Có thể nói rằng: nếu như dòng sông Sài Gòn chảy đến cầu Bình Triệu, chảy thẳng theo kênh Thanh Đa thì thế đất còn tạm được. Chính khúc quanh sang phải làm nên bán đảo Thanh Đa đã phá thế đất ngôi nhà. Nhưng bù lại, chính "võng nước" phía sau nhà lại là nơi tụ Thiên khí do từ trường trái đất tạo ra. 

- Nếu xét về khu vực vượng khí trên bản đồ này thì hai trục: tọa Bắc triều Nam và Tọa Tây Bắc, hướng Đông Nam (Theo DLLV) bên trái sông Sài Gòn trên bản đồ này đều rất tốt. Bên phải sông Sài Gòn rất xấu, đặc biệt là bán đảo Thanh Đa.

Kết luận: Thế đất của ngôi nhà này tạm được, ngoại trừ những điểm xấu đã nói ở trên.

Phân tích yếu tố Loan Đầu-2

- Mô hình phân cung, điểm hướng với huyệt khí bảo châu này, hoàn toàn nhất quán với nguyên lý căn để Hà đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt. Trong đó, phần Đông trạch gồm các phương vị Bắc (Khảm); Đông (Chấn); Nam (Ly); Tây nam (Tốn) để tô màu vàng. Tây trạch màu trắng. 

- Khí mạch từ dòng sông Sài Gòn từ hướng Tuất dẫn lại. Đây chính là hướng chuẩn của căn nhà, hợp với Bảo Châu huyệt khí "Canh". Dòng sông mở rộng, ôm lấy cuộc đất rất hữu tình, tạo nên thế "Tả Thanh Long" tuyệt đẹp cho cuộc đất. Nhưng ở thế "Hình hữu dư, thần bất túc", khí tụ bên Hữu ngạn sông, bên Tả ngạn vô khí - nếu như không có hai cây cầu dẫn khí qua.

Thầy Thiên Sứ chia sẻ:

"Phải nói rằng, chúng tôi đã chọn cả chục cuộc đất (tất nhiên là trong phạm vi túi tiền cho phép) ở khắp ngõ ngách Sài Gòn. Cuối cùng xét thấy cuộc đất này có thể khắc phục được khuyết điểm, phát huy ưu điểm trên cơ sở tiêu chí và những nguyên tắc của ĐLLV nên quyết định mua miếng đất này."

Phân tích yếu tố Loan Đầu-3
Hòn non bộ trấn trạch phía sau nhà Thầy

- Hòn non bộ này được trấn trạch phía sau nhà, khắc phục sự khiếm khuyết của cách xấu "Thượng sơn hạ thủy - Nước tụ sau nhà (Thế núi trong hình này Âm vẫn còn vượng).

Thực tế với cuộc sống hiện đại như bây giờ, yếu tố Loan đầu rất khó để có thể lựa chọn theo ý muốn. Thế đất của ngôi nhà này còn bị một yếu tố xấu nữa: Đó chính là mỗi khi triều cường, lòng đường lại ngập nước. Xét tương quan ngôi nhà và môi trường lại phạm cách "Dương thịnh, Âm suy".

  • Về mặt kỹ thuật thì ngôi nhà này bảo đảm làm rất kỹ nền móng. 
  • Về mặt lý thuyết của thuyết Âm Dương Ngũ hành ứng dụng trong phong thủy thì việc đóng cọc, gia cố nền móng, cũng chính là một biện pháp cân bằng Âm Dương ở những cuộc đất nền không cứng chắc (Âm suy). Việc quy hoạch đường nội bộ trong tương lai sẽ nâng cao mặt đường lên khoảng nửa mét (Âm vượng). Do đó, để cân bằng Âm Dương trước quy hoạch thì nền nhà phải cao, trường hợp này lại phạm cách Cô Âm cho chính ngôi gia, khi nền đường chưa nâng cao.

- Để khắc phục các cách phạm tiêu chí phong thủy này, cũng còn có cả chút may mắn. Đó là xung quanh ngôi gia của Thầy đều đã có nhà xây cất từ trước. Nền của họ khá cao. Nên cách Cô Âm của ngôi nhà không hoàn toàn Cô Âm. Có thể nói rằng: nếu như ngôi nhà này được xây đầu tiên trong cuộc đất này và xung quanh trống trải thì chắc chắn không nên mua miếng đất ở đây để xây nhà.

Qua đây, có thể thấy:

  • Chỉ riêng về yếu tố cảnh quan môi trường tác động lên ngôi gia, cũng cho thấy những liên hệ tương tác từ tổng hợp cảnh quan khu vực rộng cho đến chi tiết chung quanh ngôi gia đều cần phải xét đến.
  • Trên thực tế thì yếu tố cảnh quan xấu, chỉ có thể khắc phục bởi chính cấu trúc hình thể nhà tương quan.

Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt

Trong cấu trúc hình thể nhà được quán xét trên cơ sở hai yếu tố tương tác căn bản:

  • Bát Trạch
  • Dương trạch tam yếu

- Hai yếu tố này có cân nhắc và tham chiếu với yếu tố cảnh quan môi trường (Loan Đầu). Chúng có mối liên hệ khá chặt chẽ và hoàn toàn không hề mâu thuẫn nhau. Mặc dù có hệ quy chiếu khác nhau và hệ thống phương pháp luận ứng dụng riêng, nhưng chúng hoàn toàn hỗ trợ và bổ sung cho nhau khá chặt chẽ.

Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt-1

Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt-2
Sơ đồ mặt bằng nhà, phân cung theo Bát Trạch Lạc Việt

- Tức nhất quán với nguyên lý căn để Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt (đổi chỗ Tốn/Khôn).

Bát trạch Lạc Việt & Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt-3
Sơ đồ phiên tinh phòng

- Cấu trúc hình thể - Hình Lý khí Lạc Việt tương đương Dương trạch tam yếu.

Cấu trúc hình thể nhà thầy Nguyễn Vũ Tuấn Anh
Cấu trúc hình thể nhà

- Từ sơ đồ kiến trúc nhà và hình ảnh, có thể nhận thấy những tiêu chí và nguyên tắc ứng dụng trong phong thủy đều được ứng dụng triệt để và hoàn toàn nhất quán với Hà Đồ phối Hậu Thiên Lạc Việt trong việc phân cung, điểm hướng và kiến trúc.

Tri thức khoa học hiện đại xác định được rằng"Bản chất của mọi vật thể có khối lượng trong vũ trụ, đều có cấu trúc từ những hạt vật chất vi mô, gọi là những hạt cơ bản. Thuyết Lượng tử của Vật Lý hiện đại nhận thấy sự giống nhau giữa cái chìa khóa lạnh ngắt và bông hồng đầy cảm xúc. Nhận thức của khoa học hiện đại mới chỉ đạt tới tính trực quan - thông qua các phương tiện kỹ thuật - và mang tính cơ học."

- Trong Lý học Đông phương, nền tảng nhận thức không những hoàn toàn tương đồng như tri thức khoa học hiện đại, khi xác định rằng: "Vạn vật đông nhất thể" mà còn tỏ ra vượt trội hơn rất nhiều khi ứng dụng trong cuộc sống của con người, cụ thể là ngành phong thủy.

- Phong thủy Lạc Việt xác định rằng: Mọi ngôi gia, thậm chí từng căn phòng trong ngôi gia đều có thể coi như những sinh thể sống. Tính biểu tượng và mối liên hệ giữa các biểu tượng với ngôi gia đều được ứng dụng triệt để.  Thí dụ như tính tương sinh của Ngũ hành:

  • Mái nhà nhọn, đỏ thuộc Hỏa sinh căn nhà vuông, màu vàng thuộc Thổ;
  • Hoặc nhà hình cái ấn: hình "lộ cốt phòng",...

Tất cả những cái đó đều mang tính biểu tượng và mối liên hệ tương quan với những biểu tượng đó trong việc tương tác với con người trong ngôi gia.

(Còn nữa)

Bài viết khác