Phong thủy Lạc Việt

Vật phẩm phong thủy

Hướng dẫn cách để bầu hồ lô khô đơn giản nhất

Mặc dù hiện nay trên thị trường có rất nhiều bình hồ lô với các kiểu dáng và chất liệu khác nhau. Thế nhưng, nhiều người vẫn ưa chuộng sử dụng bầu hồ lô tự nhiên để khô. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cho bạn đọc cách để bầu hồ khô. Mời bạn đọc cùng theo dõi.

Đôi nét về bầu hồ lô

Bầu hồ lô hay còn có tên gọi khác là bầu eo. Đây là một trong những loại bầu thuộc họ bầu bí. Loại bầu này có hình dáng rất đặc biệt và bắt mắt. Phần giữa của nó được thắt eo lại, chia thân quả thành hai phần. Phần bầu dưới phình to hơn phần bầu bên trên một chút. Càng về phía đầu của quả thì miệng càng nhỏ và có dáng thon dài.

Không chỉ bầu hồ lô tươi mọc trên giàn mà quả bầu hồ lô khô cũng mang đến cho gia chủ rất nhiều ý nghĩa phong thủy khác nhau. Theo đó, quả bầu nhỏ có thể được sử dụng làm móc khóa, vật trang trí cầu bình an. Những quả bầu có kích thước lớn hơn thường được gia công và dùng để đựng rượu, đựng nước hoặc làm vật trang trí trong nhà đều được.

Trái bầu hồ lô trên cây
Trái bầu hồ lô khi đang còn trên cây

Cách làm trái bầu hồ lô khô

Để làm được một trái bầu hồ lô khô không phải là một việc quá phức tạp như nhiều người vẫn nghĩ. Thế nhưng nó đòi hỏi ở người làm sự khéo léo và tính tỉ mỉ cao. Bạn đọc có thể tham khảo một số bước cơ bản dưới đây để có thể tự gia công được một trái hồ lô tại nhà.

Bước 1: Chuẩn bị dụng cụ

Những nguyên liệu cần chuẩn bị để phục vụ cho việc gia công bầu bao gồm:

  • Dao sắc
  • Cán muỗng cà phê
  • Nước

Bước 2: Thu hoạch bầu

Nguyên liệu quan trọng nhất trong việc làm bầu hồ lô khô đó là việc lựa chọn một trái bầu phù hợp. Các bạn nên chọn những trái bầu đã già. Lúc này, vỏ bầu đã cứng và chắc, phù hợp cho nhu cầu sử dụng.

Bầu hồ lô già là những quả đã chuyển hoàn toàn sang màu trắng. Nếu bầu vẫn còn màu xanh thì không không nên sử dụng cho việc gia công. Ngoài ra, những quả bầu sờ vào thấy cứng, bóp nhẹ không bị biến dạng là những quả bầu đã già.

Khi cắt bầu bạn nên cắt phần cuống dài. Điều này giúp hạn chế được việc ảnh hưởng đến chất lượng của bầu. Cùng với đó là mang lại tính thẩm mỹ cho bầu hồ lô khi gia công.

Bước 3: Cắt miệng bình

Dùng dao sắc cắt phần đầu của bầu. Lưu ý chỉ cắt phần núm nhỏ phía trên. Cắt vừa đủ sao cho có thể thuận lợi đổ rượu, nước từ ngoài vào trong bình và rót từ trong bình ra. Phần núm đã cắt không nên bỏ đi. Bạn có thể tận dụng nó để làm nắp của bình.

Bầu được cắt miệng 
Trái bầu hồ lô đã được cắt miệng 

Ngoài ra, lúc cắt núm phải dùng dao sắc, tuyệt đối không dùng dao cùn sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chất lượng của bình hồ lô. Dao cùn có thể gây sứt, mẻ miệng bình.

Bước 4: Bỏ ruột bầu

Bỏ ruột là công đoạn khó nhất khi gia công bầu. Bởi lẽ phần ruột của nó bám chắc vào thân, rất khó để có thể loại bỏ hoàn toàn. Việc bỏ ruột cần phải thực hiện nhiều lần và trong thời gian dài.

  • Đầu tiên, bạn dùng cán thìa ca phê (hoặc những vật nhỏ có chiều dài tương đương với quả hồ lô) để loại bỏ phần ruột bên trong.
  • Đổ nước vào đầy bầu hồ lô và ngâm trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 ngày. Do khi luồn các dụng cụ vào để nạo ruột, phần ruột bầu vẫn còn chắc và chưa thể loại bỏ được hết. Do đó cần phải đổ nước vào bầu rượu để giúp cho ruột bầu còn sót lại bên trong nhanh chóng bị phân hủy. Cùng với đó là giúp bầu hồ lô không bị khô.
  • Sau khi đã ngâm bầu trong khoảng 2 đến 3 ngày thì xổ nước bên trong ruột bầu ra ngoài. Sau đó, súc rửa bầu cho đến khi phần ruột được xổ hết ra. Lúc này, bên trong quả bầu hoàn toàn rỗng và sạch sẽ.

Bước 5: Phơi bầu

Khi đã loại bỏ hoàn toàn phần ruột bầu, bước kế tiếp là phơi bầu hồ lô. Khi phơi, các bạn nên hướng miệng hồ lô xuống dưới để nước bên trong bình có thể chảy hết ra ngoài. Điều này giúp hạn chế tình trạng nước đọng bên trong gây thối.

Cùng với đó là nên phơi bình ở những nơi thoáng mát, có gió lùa. Không nên phơi bình dưới nắng trực tiếp. Bởi lẽ nắng có thể khiến cho bầu bị nứt và dễ vỡ.

Bước 6: Ngâm nước

Sau khi bầu đã được phơi khô, các bạn nên ngâm bầu trong nước qua đêm thêm một lần nữa. Công đoạn này sẽ giúp cho vỏ bầu được chắc hơn và hạn chế xảy ra tình trạng mối, mọt.

Bước 7: Phơi khô bầu 

Rửa lại bầu cho sạch sẽ và đem phơi ở nơi khô thoáng. Sau khoảng 2 đến 3 ngày là bạn đã có thể sử dụng bầu hồ lô để đựng rượu hoặc đựng nước.

Bình hồ lô đã hoàn thành
Bình hồ lô đã hoàn thành

Ngoài ra, nếu muốn, bạn cũng có thể tạo màu và đánh bóng hay khắc chữ cho quả bầu theo sở thích của mình. Trên đây là những cách để bầu hồ lô khô để bạn đọc tham khảo. Với cách làm đơn giả này, bạn đọc có thể tự mình gia công sản phẩm tại nhà.

Đồng thời, tại cửa hàng Phong Thủy Lạc Việt cũng có bán bầu hồ lô xử lý khô sẵn sử dụng để trấn yểm phong thuỷ. Bạn có thể tham khảo: 

Bầu hồ lô phong thuỷ Địa Lý Lạc Việt-1

  • Bầu hồ lô đã xử lý sạch & khô, để được rất lâu
  • Dưới đáy trái bầu có dán sẵn lá bùa may mắn hỗ trợ bản mệnh
  • Hồ lô phong thuỷ sẽ giúp chủ nhân nhận được nhiều phúc lành.
  • Chữa bệnh quấy khóc của trẻ.
  • Chữa bệnh đau vặt, thậm chí, những người bị stress nặng. Quả hồ lô khô có tác dụng đặc biệt với trẻ ở trạng thái tự kỷ hoặc tâm thần nhẹ.
  • Hỗ trợ tài lộc dồi dào.
  • Xử lý âm khí

 

 

Bài viết khác