Phong thủy Lạc Việt

Vật phẩm trang trí

Tượng Si Vẫn chống hỏa hoạn

Mã SP: TSV- 232010
620.000đ

Si Vẫn là một linh vật trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam. Theo truyền thuyết, nó là linh vật chuyên chống cháy nổ, thường được đặt trên nóc đình đền chùa miếu... để chống hỏa hoạn theo tín ngưỡng dân gian.

Hotline: 097 227 0089
  • Kích thước sản phẩm: 23 x 20 x 10 cm (WxHxD)
  • Chất liệu: Gốm sứ & Đất nung

Nguồn gốc Tượng Si Vẫn

Có lẽ đa số người dân đều rất quen thuộc với hình tượng con Rồng trong đời sống cũng như trong văn hóa Việt Nam nói chung. Nhưng khi nói đến con Si Vẫn, là một trong chín đứa con của con rồng thì không mấy ai biết đến.

Si Vấn là một trong chín đứa con của rồng

Si Vẫn là một trong chín đứa con của Rồng được người xưa làm vật trang trí ở chùa (Ảnh minh họa)

Trong truyền thuyết dân gian phương Đông, chín đứa con của rồng với hình thức và kiểu dáng khác nhau. Các con của rồng được dân gian sử dụng làm linh vật trang trí ở các vị trí với những vật dụng ngụ ý khác nhau.

Chín đứa con của rồng là: Bị hý, Ly vẫn, Bồ lao, Bệ ngạn, Thào thiết, Công phúc, Nhai xế, Tù ngưu, Phụ hý. Trong đó con Ly vẫn hay còn gọi là Si vẫn là linh vật ảnh hưởng và tồn tại nhiều nhất trong đời sống văn hóa của Việt Nam, thường được tạo tác trên các di tích, các công trình kiến trúc tôn giáo, tâm linh và tín ngưỡng.

Biểu tượng Si Vẫn có những chuyển biến khác nhau ở từng thời kỳ. Thời Lý - Trần, Xi Vẫn được đặc tả ở râu, bờm, lưỡi và không có thân hay đuôi; miệng không há to dữ dằn như ở Trung Hoa mà luôn ngậm một viên hỏa châu.

Phong cách mỹ thuật duyên dáng, tinh tế ấy phần nào thể hiện tài hoa của con người Đại Việt vào thời kỳ đó. Si Vẫn thời Lê chịu ảnh hưởng của phong cách nhà Minh. Đến Nguyễn, Si Vẫn đã được “long hóa”, hoặc “thú hóa” để trở thành hình tượng con vật đầu rồng, có bốn chân với móng vuốt sắc nhọn, đôi khi có những vầng mây tỏa ra từ thân và đuôi.

Ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp hình ảnh Si Vẫn được đắp trên đầu đình, mái nhà, các công trình kiến trúc cổ tôn nghiêm như Chùa Một Cột, nhà Bát Giác ở chùa Láng, đình làng Mông Phụ (Đường Lâm)… mà không xuất hiện trên các ngôi nhà dân.

Ý nghĩa của Tượng Si Vẫn

Si Vẫn là một linh vật trong văn hóa dân gian truyền thống Việt Nam. Theo truyền thuyết, nó là linh vật chuyên chống cháy nổ, thường được đặt trên nóc đình đền chùa miếu... để chống hỏa hoạn theo tín ngưỡng dân gian.

Tượng Si Vẫn để bàn trấn an hỏa hoạn

Tượng Si Vẫn để bàn giúp trấn an hỏa hoạn

Hình tượng Si Vẫn này ông cha ta dùng để trấn yểm hoả tai. Các bạn có thể cho rằng đây là tín ngưỡng tâm linh không có cơ sở khoa học. Tuy nhiên, nhìn từ góc độ Lý học Đông Phương và Địa lý, Phong thuỷ Lạc Việt thì với nguyên lý hình nào khí đó thì con Si Vẫn được giới thiệu trong bài viết này được mô tả là một con cá lớn ở biển miệng rất rộng đuôi rất dài và to mỗi khi đập đuôi trên mặt nước biển thì có thể gây mưa bão mù mịt khi phun nước có thể chứa hết nước biển Nam Hải.

Theo truyền thuyết Si Vẫn luôn luôn chống hoả tai trên thế gian, do tam sao thất bản và nền văn minh bị thất truyền nên hiện nay có nhiều hình tượng Si Vẫn khác nhau.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã tổng hợp tất cả những hình tượng Si Vẫn trên các di sản còn lại ở các đình chùa miếu mạo và những tài liệu nói về linh vật này để tạo ra Si Vẫn phiên bản để bàn đặt trong nhà đem lại sự tiện lợi, bình an.

  • Fanpage:https://www.facebook.com/PhongThuyLacViet
  • Địa chỉ: 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  • Tp. Hồ Chí Minh: 06 đường 06,khu phố 05, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
  • Hotline: 097 227 0089