Phong thủy Lạc Việt

Vật phẩm trang trí

Rồng Thăng Long (Tượng đồng)

Mã SP: RTL
9.000.000đ

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh khuyên rằng bác bạn chỉ sử dụng hình tượng rồng Lý bởi nội hàm minh triết của nó, còn với các hình tượng rồng khác không phù hợp. Nhất là với những doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần có một hình tượng Rồng Lý vì tính biểu tượng Rồng- thiên nhất sinh thuỷ sẽ hỗ trợ cho bạn thêm nhiều phần may mắn.

Hotline: 097 227 0089

Một trong những di sản văn hoá truyền thống trải hàng ngàn năm của dân tộc Việt đó chính là hình tượng Rồng thời Lý. Chúng ta có thể tìm thấy hình tượng này trong hầu hết các di sản thời Lý Trần. 

Bạn sẽ nhận thấy ngay thần thái uy nghi, dũng mãnh và hàm chứa thể hiện sức mạnh vũ trụ mãnh liệt. Biểu tượng Rồng thời Lý còn mang lại cảm giác bình yên cho con người chứ không có vẻ hung ác thể hiện sự tàn bạo của quyền lực như các hình tượng rồng của một vài quốc gia khác. 

Hình tượng Rồng được Nhà nghiên cứu Lý học Đông Phương Nguyễn Vũ Tuấn Anh khẳng định có cội nguồn từ nền Văn hiến Việt,.

Cơ sở để Ông phát biểu điều này, được ông chia sẻ như sau: Hình tượng Rồng này không chỉ riêng nền văn minh Á Đông mà cả nền văn minh tây phương. Riêng hình tượng rồng nói chung cả phương đông và tây đã gây tốn rất nhiều bút mực của nhiều nhà nghiên cứu. Nhưng hầu hết các nhà nghiên cứu để đi tìm nguồn gốc trong tự nhiên mà từ đó con người đã sáng tạo ra một hình tượng rồng là linh vật không có thật. Đối với rồng phương tây thì các nhà nghiên cứu liên hệ với loài khủng long. Chúng gần giống hệt nhau, có khác chăng chỉ thêm đôi cánh và có thể có vài cái đầu. Hình tượng rồng phương tây là trợ thủ cho các thế lực chống đối lại hạnh phúc và sự bình yên của con người.

Trong khi đó những nhà nghiên cứu về hình tượng rồng phương đông thì thường liên hệ với con cá sấu. Có thể không sai vì những con rồng nguyên thuỷ còn lại ghi dấu ấn trong những di sản khảo cổ trên trống đồng Lạc Việt cũng gần giống với con cá sấu. Tuy nhiên- theo nhà Nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh- thì ông có nhận xét cho rằng những nhà nghiên cứu không đi sâu vào tính minh triết của các hình tượng rồng nói chung cả phương đông lẫn phương tây.

Có thể nói văn bản được mô tả rất gần gũi với rồng đó là Kinh Dịch, một linh vật huyền thoại gần giống rồng ở cái đầu và vẩy được nhắc đến đầu tiên trong lịch sử phương đông, là con Long Mã được mô tả trong thuyết quái của Kinh Dịch: “ Phục Hy tắc Hà Đồ hoạch quái” và lý giải các hào của quẻ bát thuần càn đều nhắc đến rồng. Khái niệm Thăng long rồng bay đuợc gỉai thích trong hào Cửu ngũ. Điều này cho thấy hình tượng Rồng xuất hiện rất lâu vào thời cổ đại của nền văn minh Đông phương.

Trong khi đó, thì tất cả những người á đông chúng ta đều biết đến các hình tượng rồng này qua 12 con giáp. Thì con giáp thứ 3 tính từ địa chi Dần chính là Thìn- rồng.

Nhưng sở dĩ NNC Nguyễn Vũ Tuấn Anh xác định hình tượng rồng là của nền văn hiến Việt chứ không phải của văn minh Hán. Ông chia sẻ như sau: hình tượng rồng Việt Nam có cả minh triết liên quan tới hệ thống lý thuyết Âm Dương ngũ hành. Mà học thuyết này cho tới ngày hôm nay còn là bí ẩn đối với nền văn minh Đông tây. Hình tượng rồng Lý luôn luôn uốn lượn hình sóng đây chính là nguyên lý Thiên nhất sinh thuỷ và là biểu tượng của quái Càn đã trình bình ở trên với độ số 1 trong Tiên thiên bát quái. Ở hậu thiên thì càn nằm ở âm thuỷ. Tính huyền thoại của rồng là linh vật duy nhất trong 12 con giáp, đây cũng chính là sự bí ẩn lớn nhất của vũ trụ trong giai đoạn khởi nguyên.

Theo NNC Nguyễn Vũ Tuấn Anh thì hình tượng của rồng chính là nghi thứ 2 trong sự khởi nguyên của vũ trụ, được mô tả trong Kinh dịch được như sau: “ Thái cực sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng…” chúng ta có thể thấy ngay biểu tượng lưỡng nghi sinh tứ tượng này ở cột đá nổi tiếng trên chùa Dạm ở Bắc Ninh, bạn đọc có thể nhìn thấy hình tượng 2 con rồng ôm lấy 4 quả cầu có vòng xoáy âm dương Lạc Việt dưới đây: chèn ảnh

Một sự trung hợp nữa là quốc kỳ của Butan cũng dùng chính hình tượng con rồng ôm 4 quả cầu có vòng xoáy âm dương Lạc Việt. và chúng ta biết rằng khoảng cách của nền văn hoá Butan và Bách Việt rất xa về mặt địa lý. Sự trùng khớp này là một trong những nguyên nhân để Ông cho rằng hình tượng rồng và vòng xoáy âm dương Lạc Việt xuất phát từ một nền văn minh tối cổ đã tồn tại rất lâu trên trái đất này. Tất cả những gì liên quan đến vòng xoáy âm dương Lạc Việt tồn tại trong khắp di sản của nền văn minh cổ đại ông đã chứng minh đều liên quan tới nền văn minh này.  Đó là nền văn minh tối cổ mà ông gọi là nền văn minh Atlantic.

Qua đó chúng ta thấy rằng tính minh triết thể hiện trong nội hàm của hình tượng rồng chỉ có ở nền văn minh phương đông và thuộc về nền văn hiến Việt.

Bởi vậy, theo ông rồng không chỉ là một biểu hiện của tín ngưỡng tâm linh- đứng đầu trong tứ linh của nền văn minh phương đông. Mà đặc biệt hình tượng rồng lý như ông đã nói ở trên còn là hình tượng bao trùm thể hiện cho điềm lành. Chính vì vậy, cho nên các địa lý, phong thuỷ gia nói chung đều khuyên chúng ta nên sử dụng hình tượng rồng hoặc Kỳ Lân trong nhà. Bới tính quý nhân phù trợ của rồng, hào Cửu nhị trong quẻ thuần Càn viết: “hiện long tại điền, lợi kiến đại nhân” và hào Cửu ngũ cũng ghi: “ phi long tại thiên lợi kiến đại nhân”. Đồng thời hình tượng Rồng cũng là biểu tượng của người quân tử. Có thể nói tất cả các hào của quẻ Bát thuần càn đều nhắc đến bản tính quân tử của rồng. qua đó các bạn thấy rằng hình tượng rồng đặt ở vị trí thích hợp: trong nhà phòng khách hoặc nơi làm việc… của bạn sẽ rất thuận lợi cho bạn cùng một số vật phẩm phong thuỷ khác vì nguyên lý hình nào khí đó.

Nhà nghiên cứu Nguyễn Vũ Tuấn Anh khuyên rằng bác bạn chỉ sử dụng hình tượng rồng Lý bởi nội hàm minh triết của nó, còn với các hình tượng rồng khác không phù hợp. Nhất là với những doanh nghiệp khởi nghiệp rất cần có một hình tượng Rồng Lý vì tính biểu tượng Rồng- thiên nhất sinh thuỷ sẽ hỗ trợ cho bạn thêm nhiều phần may mắn.

Chúc các bạn thành công với những vật phẩm phong thuỷ của chúng tôi!

  • Fanpage:https://www.facebook.com/PhongThuyLacViet
  • Địa chỉ: 57 Láng Hạ, Ba Đình, Hà Nội
  • Tp. Hồ Chí Minh: 06 đường 06,khu phố 05, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức
  • Hotline: 097 227 0089